Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2021

Sổ sách kế toán là gì? Phân loại như thế nào?

Trong quá trình xử lý nghiệp vụ, kế toán cần phải ghi chép và tổng hợp lại các thông tin qua những tài liệu như: chứng từ, sổ sách. Vậy sổ sách kế toán là gì? Và cách phân loại hiệu quả ra sao thì mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để đi tìm lời giải đáp cho mình nhé. Sổ sách kế toán là vấn đề vô cùng quan trọng trong nghiệp vụ 1. Khái niệm sổ sách kế toán Nếu bạn đang thắc mắc sổ sách kế toán là gì? Thì đây là một loại ghi chép toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty theo trình tự thời gian để thuận tiện trong việc đối chiếu và theo dõi. Ngoài ra còn có những loại sổ được sử dụng nhằm theo dõi chi tiết biến động của một loại đối tượng kế toán nào đó như: theo dõi thu chi, công nợ, biến động tăng giảm hàng tồn kho,… Sổ sách kế toán là ghi chép toàn bộ nghiệp vụ phát sinh 2. Phân loại số sách kế toán và hình thức sổ kế toán Dựa vào hình thức cũng như quy mô cũng như đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của các doanh nghiệp mà sẽ có những hình thức sổ...

Chứng từ kế toán là gì? Các loại chứng từ kế toán

Các doanh nghiệp luôn cần phải có các sổ sách hay chứng từ dùng để ghi chép cũng như làm tài liệu để phục vụ cho nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Do đó việc nắm rõ từng loại chứng từ kế toán là vấn đề hết sức quan trọng giúp cho kế toán sắp xếp các loại chứng từ một cách khoa học và hiệu quả hơn. Trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu khái niệm và các phân loại chứng từ kế toán dưới đây nhé. Chứng từ kế toán là loại giấy tờ vô cùng quan trọng 1. Chứng từ kế toán là gì? Nếu bạn đang thắc mắc chứng từ kế toán là gì ? Thì đây là loại giấy tờ phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Bao gồm các loại giấy tờ liên quan như: hóa đơn, phiếu thu chi, phiếu xuất nhập khẩu hay những vật mang tin trong quá trình trao đổi mua bán hàng hóa. Chứng từ kế toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế  hay tài chính phát sinh 2. Phân loại chứng từ kế toán Để có thể phân biệt và sử dụng các loại chứng từ khác nhau trong quản lý kinh tế nói chu...

Cách lập chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là những giấy tờ mang tính phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính và là căn cứ, cơ sở ghi sổ kế toán. Tuy nhiên công việc này không phải là dễ cần phải có những nguyên tắc nhất định. Trong bài viết này mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết cách lập chứng từ kế toán chuẩn xác để xử lý tốt vấn đề thu chi nhé. Lập chứng từ kế toán không phải là công việc dễ dàng 1. Nguyên tắc khi lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán là cơ sở quan trọng để ghi nhận các phát sinh để kế toán lên được báo cáo tài chính cuối năm hay báo cáo thuế trong kỳ. Theo quy định cách lập chứng từ kế toán cần phải đảm bảo theo các nguyên tắc sau: Chứng từ kế toán là cơ sở để ghi nhận tài chính phát sinh Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động kế toán đều phải được lập chứng từ và chỉ một lần cho mỗi nghiệp vụ phát sinh.  Các chứng từ kế toán phải được thể hiện rõ ràng, đầy đủ, kịp thời và chính xác theo nội dung đã quy định. Trong trường hợp chưa có quy định mẫu thì...

Cập nhật thông tin chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ mới nhất năm 202

Thông tư số 132/2018/TT-BTC được Bộ Tài Chính ban hành ngày 28/12/2018 đã chỉ rõ những quy định trong chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ . Dưới đây là những lưu ý mà doanh nghiệp cần nắm rõ.   Thông tin mới nhất về chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ 1. Tiêu chí xác định cho doanh nghiệp siêu nhỏ Để cập nhật những thông tin trong quy định về chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ , trước hết doanh nghiệp cần hiểu rõ về những tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ. Theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp được xếp vào loại siêu nhỏ khi thỏa mãn những điều kiện sau đây: Là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại hoặc dịch vụ có số lượng người lao động tham gia vào hiểm xã hội bình quân/năm < 10 người. Đồng thời, tổng doanh thu hàng năm của công ty < 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn phải < 3 tỷ. Là doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp có số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân không q...

Các loại sổ sách cần in cuối năm và cách sắp xếp hợp lý

Sau mỗi kỳ kế toán, doanh nghiệp phải tiến hành quyết toán, tổng hợp và thống kê các số liệu trong năm. Việc làm này đảm bảo doanh nghiệp có thể đo lường và đánh giá một năm hoạt động tài chính, đồng thời lưu trữ dữ liệu sử dụng cho các năm tiếp theo. Do đó, việc in ấn các loại sổ sách là vô cùng cần thiết. Vậy các loại sổ sách cần in cuối năm bao gồm những tài liệu gì? Và trong quá trình xử lý doanh nghiệp cần lưu ý đến vấn đề gì? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn. 1. Hồ sơ pháp lý Hồ sơ pháp lý là một trong các loại sổ sách cần in cuối năm mà doanh nghiệp cần xử lý đầu tiên. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp sẽ bao gồm những tài liệu sau: Giấy phép đăng ký kinh doanh đã được cấp trước đó; Thông báo mã số thuế doanh nghiệp; Tờ khai thuế môn bài của doanh nghiệp; Mẫu số 08 về việc đăng ký tài khoản ngân hàng; Mẫu số 06 về việc đăng ký áp dụng phương pháp kê khai tính thuế GTGT. 2. Quyết toán năm Quyết toán năm bao gồm những tài liệu sau: Báo cáo tài chính trong n...

Những điều cần biết về chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thông tư 133/2016/TT – BTC chỉ ra những quy định mới và những lưu ý trong chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ . Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết ngay dưới đây. 1. Xác định tiêu chí đánh giá doanh nghiệp và nhỏ Trước khi tìm hiểu về chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ , bạn đọc cần xác định chính xác doanh nghiệp của mình có thuộc diện doanh nghiệp vừa và nhỏ hay không.   Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm những doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Trong đó, những doanh nghiệp này phải đáp ứng đủ hai tiêu chí sau đây: Doanh nghiệp có số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trên năm không quá 200 người; Tổng nguồn vốn dưới 100 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu của năm trước đó dưới 300 tỷ đồng. Nghị định 39/2018/NĐ-CP cũng quy định thêm về tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể:   Lĩnh vực kinh doanh Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Nông, lâm nghiệp, th...

Chế độ kế toán là gì?

  Chế độ kế toán là gì? Các chế độ kế toán mới nhất năm 2021 Chế độ kế toán là gì? Có những chế độ kế toán nào cho doanh nghiệp? Mời bạn cùng Thiên Luật Phát tìm hiểu về các chế độ và cả quy định xử phạt khi doanh nghiệp chọn sai chế độ kế toán.   Cập nhật ngay các chế độ kế toán mới nhất 2021 1. Chế độ kế toán là gì? Chế độ kế toán là gì? Chế độ kế toán là thuật ngữ dùng để chỉ những hướng dẫn và quy định về kế toán trong 1 lĩnh vực hoặc 1 số công việc nhất định. Chế độ kế toán được ban hành bởi các cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc các tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền. Người làm vị trí kế toán có nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, số liệu Một trong những công việc quan trọng của kế toán chính là thu thập, xử lý các số liệu, thông tin theo nội dung và đối tượng, để thực hiện công việc kế toán theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán của doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp phải tuân thủ đúng chế độ kế toán đã đăng ký và thực hiện các...

Những công việc của kế toán doanh nghiệp

Những công việc cụ thể của kế toán doanh nghiệp là gì? Vì sao bất kỳ công ty, đơn vị, doanh nghiệp nào,… cũng cần đến vị trí kế toán? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau để có những thông tin hữu ích về kế toán doanh nghiệp.    Kế toán doanh nghiệp là vị trí không thể thiếu trong các công ty, doanh nghiệp, đơn vị,… 1. Kế toán doanh nghiệp là gì? Ngành kế toán doanh nghiệp là gì ? Đây là vị trí rất quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Người đảm nhận công việc này có hiểu biết về lĩnh vực kế toán – tài chính và được cung cấp các công cụ hỗ trợ công việc hiệu quả hơn. Vai trò của kế toán trong doanh nghiệp là thu thập, kiểm tra, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế – tài chính dưới 3 hình thức: thời gian lao động tại doanh nghiệp, giá trị và hiện vật.   Kế toán có vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp Có 2 loại kế toán cơ bản là kế toán thuế và kế toán nội bộ: + Kế toán thuế làm nhiệm vụ thu thập, kiểm tra, xử lý, phân ...

Hạch toán kế toán là gì? Đặc điểm của các hạch toán kế toán

Hạch toán kế toán là gì? Loại hạch toán này có những đặc điểm khác biệt nào so với hạch toán thống kê và hạch toán nghiệp vụ? Cùng đọc bài viết sau để nắm rõ hơn những điểm quan trọng nhất của hạch toán kế toán.    Hạch toán kế toán là một phạm trù sử dụng trong nền kinh tế hàng hóa  1. Các khái niệm về hạch toán kế toán – Hạch toán kinh tế Hạch toán kinh tế là một phạm trù trong nền kinh tế hàng hóa. Với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạch toán kinh tế càng có ý nghĩa quan trọng  khi thực hiện phương thức quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dựa trên cơ sở kế hoạch hóa, kết hợp áp dụng các phương pháp thương mại và sử dụng các quan hệ hàng hóa – tiền tệ.   Hạch toán kinh tế có những nguyên tắc cơ bản:   + Tự chủ hoàn toàn trong kinh doanh và sản xuất. Tự chịu trách nhiệm về tài chính và vật chất về kết quả kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước bằng các chính sách, kế hoạch và đòn bẩy kinh tế phù hợp.   ...