Doanh nghiệp là gì? Các loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp là gì ? Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam? Đặc điểm của doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp. Những thông tin này sẽ được Thiên Luật Phát trả lời trong bài viết dưới đây.
Doanh nghiệp là gì?
Khái niệm doanh nghiệp được định nghĩa theo mục 7 điều 1 chương 1 luật doanh nghiệp 2020:
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Hiện nay các doanh nghiệp trên thị trường đa số đều thực hiện quá trình sản xuất và kinh doanh, cung cấp các dịch vụ thế mạnh để sinh lời. Những doanh nghiệp này được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
Đặc điểm của doanh nghiệp
Mỗi loại hình doanh nghiệp mang những đặc điểm riêng nổi bật, tuy nhiên chúng đều có những đặc điểm chung sau đây:
- Doanh nghiệp có tính hợp pháp: phải nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kinh doanh và nhận giấy phép đăng ký thành lập khi muốn thành lập công ty.Khi doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh thì doanh nghiệp được công nhận hoạt động kinh doanh, được pháp luật bảo hộ và chịu sự ràng buộc bởi các quy định pháp lý có liên quan.
- Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ thường xuyên. Hầu hết các doanh nghiệp khi thành lập đều hướng đến mục đích tạo ra lợi nhuận qua việc mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng để phục vụ người tiêu dùng.Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp xã hội đặc thù, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hướng đến yếu tố vì cộng đồng, vì xã hội và môi trường ví dụ như các doanh nghiệp về điện, nước, vệ sinh,….
- Doanh nghiệp có tính tổ chức. Tính tổ chức thể hiện qua việc có tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự, có trụ sở giao dịch hoặc đăng ký và có tài sản riêng để quản lý, kèm theo tư cách pháp nhân trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân.
- Nếu có bất kỳ khó khăn trong quá trình đăng ký kinh doanh, tham khảo ngay dịch vụ thành lập công ty tại TPHCM để nhận tư vấn chuyên nghiệp nhất.
Phân loại doanh nghiệp theo hình thức pháp lý
Định nghĩa doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn
Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (công ty TNHH 1 thành viên) và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên (công ty TNHH 2 thành viên). Thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn chịu trách nhiệm về tài sản của công ty và các khoản nợ trong phạm vi số vốn điều lệ.
Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
Loại hình doanh nghiệp này do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ (gọi là chủ sở hữu). Chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
- Số thành viên là tổ chức, cá nhân không vượt quá 50.
- Phần vốn góp của các thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của luật Doanh nghiệp 2020.
- Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật doanh nghiệp 2020.
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần huy động vốn.
Tham khảo bài viết: Các bước thành lập công ty TNHH 2 thành viên
Công ty cổ phần là gì? Điều kiện thành lập công ty cổ phần:
- Vốn điều lệ công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Cô đông công ty có thể là cá nhân, tổ chức. Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không giới hạn số lượng cổ đông tối đa.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Có quyền phát hành các loại cổ phần để huy động vốn.
Thế nào là doanh nghiệp hợp danh
Công ty hợp danh có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (thành viên hợp danh). Thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty theo quy định pháp luật. Trong công ty hợp danh còn có thành viên góp vốn.
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ doanh nghiệp và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân theo quy định pháp luật.
Xem ngay:
- Hướng dẫn đăng ký kinh doanh trọn bộ chỉ trong một bài viết
- Các bước thành lập công ty tnhh 2 thành viên
Phân loại doanh nghiệp theo chế độ trách nhiệm
Doanh nghiệp có trách nhiệm vô hạn
Doanh nghiệp có trách nhiệm vô hạn là loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp khi doanh nghiệp không còn đủ tài chính để thực hiện kinh doanh. Theo pháp luật hiện hành, Việt Nam có 2 loại hình doanh nghiệp có trách nhiệm vô thời hạn là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
Thực chất của chế độ trách nhiệm vô hạn của loại doanh nghiệp này là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên công ty hợp danh sẽ chịu trách nhiệm đến cùng về mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mà không giới hạn ở phần tài sản chủ doanh nghiệp, các thành viên hợp danh đã bỏ vào đầu tư kinh doanh. Tức là nếu tài sản của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không đủ để thực hiện các nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp khi doanh nghiệp phải áp dụng thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản, thì chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên công ty hợp danh phải sử dụng cả tài sản cá nhân không đầu tư vào doanh nghiệp để thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có trách nhiệm hữu hạn
Theo quy định của pháp luật, tại Việt Nam doanh nghiệp có trách nhiệm hữu hạn bao gồm: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không tiến hành đăng ký lại theo Nghị định 101/2006/NĐ-CP.
Doanh nghiệp có trách nhiệm hữu hạn là những doanh nghiệp mà chủ sở hữu công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là khi tài sản doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp.
Chế độ doanh nghiệp có trách nhiệm hữu hạn thực chất là chế độ trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty, thành viên công ty và các nhà đầu tư.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ doanh nghiệp là gì, các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay cũng như trách nhiệm của các loại hình doanh nghiệp. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Thiên Luật Phát để được tư vấn chi tiết và đầy đủ nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Website: https://thienluatphat.vn/
- Email: ketoan@thienluatphat.com
- Địa chỉ: 1014/63 Tân Kỳ Tân Quý, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp. HCM
source https://thienluatphat.vn/doanh-nghiep-la-gi
Nhận xét
Đăng nhận xét