Quy định đặt tên doanh nghiệp, tên công ty
Quy định đặt tên công ty theo quy định của pháp luật 2021 như thế nào? Khi đặt tên doanh nghiệp, tên công ty không những cần tuân thủ theo một số quy định của pháp luật mà còn phải lưu ý một số thông tin. Hãy cùng Thiên Luật Phát tìm hiểu chi tiết cách đặt tên cho doanh nghiệp.
Quy định về đặt tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp được biết đến là thương hiệu, hình ảnh của công ty để khách hàng, đối tác dễ dàng tìm kiếm một cách chính xác. Từ đó giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh cũng như tăng độ nhận diện của doanh nghiệp. Vì vậy trong những điều cần biết khi mở công ty, nắm rõ quy định đặt tên là vô cùng cần thiết.
Tên doanh nghiệp được viết bằng tiếng Việt gồm có 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp.
Loại hình doanh nghiệp: được đặt phía trước tên riêng doanh nghiệp. Đây là thành tố bắt buộc phải có khi yêu cầu biểu thị tên doanh nghiệp.
– “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “ công ty TNHH” đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.
– “Công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với loại hình công ty cổ phần.
– “Doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN”, “Doanh nghiệp TN” đối với loại hình công ty doanh nghiệp tư nhân.
Tên riêng doanh nghiệp: bao gồm chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ W, Z, J, F, ký hiệu và chữ số. Tên riêng doanh nghiệp sẽ được đặt phía sau tên loại hình doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty TNHH Thiên Luật Phát thì tên loại hình là Công ty TNHH, tên riêng doanh nghiệp là Thiên Luật Phát.
Bạn có thể tham khảo theo quy định Điều 38, 39, 40, 41, 42 Của Luật Doanh Nghiệp 2014 trước khi đặt tên cho doanh nghiệp của mình.
Lưu ý: Trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp nên tham khảo các tên đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để tránh trường hợp tên doanh nghiệp của mình không hợp lệ vì vi phạm quy tắc đặt tên.
Một số kiến thức khác cần nắm về thành lập công ty:
- Để thành lập công ty cần những gì
- Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần…
Những điều cần lưu ý khi đặt tên cho công ty, doanh nghiệp
Để có được tên công ty đúng chuẩn và hợp lệ thì tên công ty của bạn phải không vi phạm các quy định đặt tên công ty nằm trong Điều 39 của Luật doanh nghiệp 2014. Cụ thể như sau:
- Tên doanh nghiệp không được gây nhầm lẫn hoặc trùng với tên các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Để đảm bảo đúng theo cơ chế bảo hộ tên doanh nghiệp, bạn không được đặt tên gây nhầm lẫn hoặc trùng. Tên trùng được xem là tên tiếng việt của công ty khi đăng ký giống hoàn toàn với tên tiếng việt của một doanh nghiệp khác đã đăng ký theo quy định tại điều 42, Luật doanh nghiệp 2014.
Một số trường hợp sau đây được xem là tên gây nhầm lẫn bạn cần chú ý:
- Tên tiếng việt của công ty khi đăng ký được đọc giống hoàn toàn với tên tiếng việt của một doanh nghiệp khác đã đăng ký.
- Tên tiếng việt của công ty khi đăng ký chỉ khác tên tiếng việt của doanh nghiệp đã đăng ký bởi 1 ký hiệu “&”.
- Tên viết tắt của công ty khi đăng ký trùng với tên viết tắt của một doanh nghiệp khác đã đăng ký.
- Tên nước ngoài của công ty khi đăng ký trùng với tên nước ngoài của một doanh nghiệp khác đã đăng ký.
- Tên riêng của công ty khi đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi chữ cái tiếng việt, số thứ tự hay số tự nhiên ngay phía sau tên riêng của doanh nghiệp đó. Trừ trường hợp tên công ty đăng ký mới này là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
- Tên riêng của công ty khi đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi chữ “mới” ngay phía sau hoặc “tân” ngay phía trước tên riêng của doanh nghiệp đó.
- Tên riêng của công ty khi đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các cụm từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền đông” hay “miền tây”… hoặc tương tự ý nghĩa như vậy. Trừ trường hợp tên công ty đăng ký mới này là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
- Không được sử dụng tên các đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tên của tổ chức chính trị, tên cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để đặt một phần tên riêng hoặc toàn bộ tên riêng cho doanh nghiệp.
Trừ khi bạn được sự chấp thuận của các cơ quan/ tổ chức/ đơn vị trên cho phép thì mới được đặt.
- Không được đặt tên công ty có sử dụng ký hiệu, từ ngữ vi phạm thuần phong mỹ tục, truyền thống lịch sử, đạo đức văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Điều 2 thông tư 10/2014/TT-BVHTTDL có quy định về các trường hợp đặt tên vi phạm truyền thống lịch sử như sau:
- Trừ trường hợp tên công ty của bạn đúng theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 2 thông tư 10/2014/TT-BVHTTDL thì còn lại, bạn không được sử dụng tên công ty trùng tên với danh nhân.
- Sẽ bị coi làm kìm hãm sự tiến bộ khi đặt tên có sử dụng tên nhân vật lịch sự hoặc tên của địa danh, đất nước trong thời kỳ bị xâm lược.
- Sẽ bị coi là có tội với dân tộc nếu đặt tên có sử dụng tên nhân vật lịch sử là những người đã từng xâm lược hoặc có tội với đất nước Việt Nam.
- Các trường hợp khác vi phạm về sử dụng ký tự, từ ngữ, ký hiệu theo quy định của pháp luật.
Những điều cấm kỵ khi đặt tên mà doanh nghiệp nên tránh
Ngoài những quy định về quy cách đặt tên doanh nghiệp như trên, doanh nghiệp cũng nên lưu ý thêm về một số điều cấm kỵ như:
- Cấm đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác;
- Cấm sử dụng tên của các cơ quan tổ chức liên quan đến nhà nước, quân đội trừ trường hợp được sự chấp thuận của cơ quan đó;
- Cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam;
- Cấm sử dụng tên thương mại, ký hiệu, chỉ dẫn địa lý của doanh nghiệp khác.
Bài viết trên đây vừa chia sẻ đến bạn quy định đặt tên công ty, doanh nghiệp đúng chuẩn và hợp lệ. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về quy định đặt tên cũng như quy định của pháp luật về đặt tên công ty, hãy liên hệ Thiên Luật Phát.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Website: https://thienluatphat.vn/
- Email: ketoan@thienluatphat.com
- Địa chỉ: 1014/63 Tân Kỳ Tân Quý, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp. HCM
source https://thienluatphat.vn/quy-dinh-cach-dat-ten-cong-ty-doanh-nghiep
Nhận xét
Đăng nhận xét